69/ Trung Quốc muốn đàm phán với các thành viên TPP

Cả Hàn Quốc và Trung Quốc đều không phải thành viên của TPP, nhưng hai nước dự kiến sẽ tập trung vào việc hội nhập thương mại rộng rãi ở khu vực châu Á Thái Bình Dương trong sự kiện diễn ra hai ngày tại Chile bắt đầu từ thứ Ba. Các cuộc thảo luận dự kiến sẽ tập trung vào 3 vấn đề: khả năng của thỏa thuận TPP mà không có Mỹ, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Khu vực Mậu dịch Tự do châu Á Thái Bình Dương (FTAAP).

Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng việc tham gia sự kiện tại Chile tập trung chủ yếu vào hợp tác khu vực châu Á Thái Bình Dương, không phải là gia nhập TPP. Cuộc họp tại Chile không phải là một cuộc họp của TPP, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying khẳng định hôm thứ 2, truyền thông địa phương đưa tin. Trên thực tế, Bắc Kinh chưa bao giờ nói rõ rằng họ muốn tham gia các cuộc đàm phán TPP, trước đó đã gọi toàn bộ thỏa thuận này là quá phức tạp.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn đang tìm kiếm nhiều hơn các đối tác kinh tế và lấp đầy khoảng trống được dự đoán của Mỹ trên thị trường thương mại toàn cầu.

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi TPP đã làm nhiều thành viên châu Á thất vọng, những quốc gia mà với họ thỏa thuận này sẽ mang lại lợi nhuận trong xuất khẩu và nhập khẩu trong một môi trường toàn cầu tăng trưởng chậm chạp. Đáp lại chính sách của Trump, Bắc Kinh đã nhiều lần tự quảng bá mình là một nước ủng hộ mạnh mẽ tự do thương mại.

Trung Quốc sẽ không dẫn đầu các cuộc đàm phán ở Chile, giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại châu Á Deborah Kay Elms trao đổi với CNBC cho biết. “Trách nhiệm là của các thành viên hiện tại, đặc biệt là Nhật Bản, để quyết định liệu họ muốn tiếp tục thúc đẩy thỏa thuận tiêu chuẩn vàng hay vứt nó vào thùng rác.”

Nếu cuộc đàm phán ở Chile tập trung vào RCEP thay vì TPP, điều đó có thể thực sự đẩy nhanh hội nhập thương mại, Rajiv Biswas, chuyên gia kinh tế trưởng tại IHS Markit cho biết gần đây, cho rằng RCEP ít phức tạp hơn TPP.

Ít nhất hai nước thành viên TPP, Chile và Peru, đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia các cuộc đàm phán RCEP.

Nhưng nếu 11 nước thành viên TPP hiện tại – Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam, Singapore, Brunei, Australia, New Zealand, Canada, Mexico, Chile và Peru – tiếp tục thúc đẩy thỏa thuận đầy tham vọng này, điều đó đòi hỏi phải có nhiều cuộc hội đàm tốn kém thời gian hơn, Biswas cho biết.

“Thỏa thuận TPP ban đầu cần sự phê chuẩn của các thành viên TPP mà tổng GDP của cac nước này chiếm ít nhất 85% tổng GDP của tất cả các nước. Vì vậy, nếu không có Mỹ, TPP sẽ cần một phiên bản mới.”

Việc tập trung vào RCEP cũng sẽ có lợi cho Bắc Kinh; Trung Quốc từ lâu đã mong muốn có một thỏa thuận khác hơn là TPP.

“Việc Mỹ rút khỏi TPP sẽ giúp tăng cường vai trò lãnh đạo kinh tế của Trung Quốc trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong đó vai trò chính sẽ là một thành viên của các cuộc đàm phán thương mại về RCEP và FTAAP,” Biswas cho biết.

Nguồn: enternews.vn

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200