77/ Các chính sách thương mại tiếp theo của Canada là gì ?

Trong phần Hỏi & Đáp, Bộ trưởng Thương mại Canada phác thảo kế hoạch đối với Trung Quốc, hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ông Francois-Philippe Champagne, Bộ trưởng Thương mại Canada, đã thất bại trong việc theo đuổi một chương trình thương mại tiến bộ khi phải đối mặt với xu hướng chống lại toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế.

Phát biểu trong cuộc họp gần đây tại Phòng Thương mại Canada – Chile, ông Champagne cho biết chính sách thương mại của Canada cần tập trung vào quyền phụ nữ và con người bản địa, cơ hội cho thanh thiếu niên và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. “Tại sao chúng ta không đặt lợi ích của người dân là trọng tâm của những hành động, nhờ đó chúng ta sẽ thành công hơn?” Ông nói với các nhà điều hành kinh doanh.

Sau sự kiện này, ông Champagne trả lời các câu hỏi về hội nghị hậu hiệp định TPP diễn ra vào ngày 15/3 tại Vina del Mar, tương lai của hiệp định NAFTA và mối quan hệ Canada – Trung Quốc trong một kỷ nguyên mới về thương mại toàn cầu.

Có nhiều mối quan tâm cho tương lai của hiệp định TPP, Canada đã có kế hoạch nhằm bảo vệ những lợi ích đã thỏa thuận trong hiệp định hay không? Thông điệp Canada sẽ đưa ra cho các nước khác là gì?

Thông điệp mà tôi đưa ra là Canada sẽ đến với bàn đàm phán theo cách tiếp cận tích cực và mang tính xây dựng. Tôi đã có cơ hội để nói chuyện với một số đối tác của mình trên khắp thế giới. Canada muốn trở thành quốc gia dẫn đầu về cải cách thương mại, Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực trọng điểm.

Thủ tướng Justin Trudeau đã lựa chọn Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Vì vậy, chúng tôi sẽ đàm phán theo hướng tích cực. Chúng tôi nợ điều này đối với công nhân Canada, người dân muốn chúng tôi tham gia một cách chủ động. Canada muốn dẫn đầu và trở thành trung tâm tại các cuộc thảo luận và đó là những gì chúng tôi sẽ thực hiện.

Liệu 11 nước thành viên TPP có thể tiến hành ký kết hiệp định mà không có Mỹ?

Tôi chưa thể tiên đoán trước được kết quả. Tuy nhiên, chúng tôi đến đây với thông điệp cởi mở, xây dựng và tích cực, chúng tôi tin vào thương mại tự do và một hệ thống dựa trên các quy tắc. Chúng tôi tin tưởng vào một chương trình thương mại tiến bộ. Đó là những điều chúng tôi sẽ đặt trên bàn đàm phán cho các đối tác và sẽ đưa ra từng trường hợp thương mại cụ thể. Thương mại đồng nghĩa với việc tăng trưởng và tăng trưởng cũng đồng nghĩa với nhiều công ăn việc làm được tạo ra. Đối với tôi, thương mại là một phần của chương trình tăng trưởng mà chúng tôi có được.

Chúng ta có cần thực hiện một hành động cân bằng để tránh phản đối Mỹ trong việc tái đàm phán NAFTA và vẫn duy trì mối quan hệ, thông qua thỏa thuận TPP?

Canada là một quốc gia thương mại, chiếm 0,5% dân số thế giới và chiếm khoảng 2,2% – 2,3% thương mại toàn cầu. Vì vậy, đối với chúng tôi, mở cửa thị trường, thúc đẩy hệ thống thương mại dựa trên quy tắc và một chương trình nghị sự tiến bộ, là những gì chúng tôi đã làm với Liên minh châu Âu. Canada đang cho thế giới thấy một thông điệp rất mạnh mẽ về mở cửa thị trường, tự do thương mại dựa trên luật lệ.

Về hiệp định NAFTA, ông có thể liệt kê 3 yêu cầu hàng đầu của Canada? Một tiến trình lấy ý kiến có phải đã bắt đầu tại Canada?

Sự phê chuẩn chính thức từ chính quyền Mỹ đến Quốc hội đã không được thực hiện. Vì vậy, một biện pháp thủ tục cần được tiến hành. Tuy nhiên, NAFTA đã được sửa đổi 11 lần kể từ khi hiệp định có hiệu lực năm 1994, do đó một số điều khoản đã không tồn tại vào thời điểm này. Ví dụ, thương mại điện tử – lĩnh vực còn phôi thai khi hiệp định có hiệu lực, dù mọi người đang bàn luận rất nhiều ở WTO hay tại một số diễn đàn.

Ngoại trưởng Chrystia Freeland, đã dẫn dắt các cuộc đàm phán với Mỹ, đối với tôi, Tổng thống Donald Trump đã có sự thừa nhận về mức độ sâu rộng trong mối quan hệ thương mại, dựa trên sự an toàn và thịnh vượng. Mỗi ngày chúng ta có 2,4 tỷ đô la được tạo ra bởi hoạt động giao thương, 400.000 người di chuyển qua biên giới. Canada là thị trường xuất khẩu chính cho 35 tiểu bang của Mỹ và là thị trường sơ cấp, thứ cấp cho 48 tiểu bang. 9 triệu công ăn việc làm được tạo ra bởi quan hệ thương mại Mỹ – Canada. Chúng tôi không chỉ là khách hàng lớn nhất của Mỹ, mà còn là nhà cung cấp dầu, khí đốt và điện lớn nhất cho quốc gia này. Canada và Mỹ thực hiện hoạt động giao thương và cả hai bên đều có lợi. Ông Trump đã thừa nhận rằng mối quan hệ thương mại này giúp cung cấp cho Mỹ và Canada hàng triệu công việc trung lưu được trả lương cao. Nếu bạn đặt “lợi ích người dân” là trọng tâm của hành động, bạn sẽ nhận ra đây là mối quan hệ thương mại giúp ích cho tầng lớp trung lưu.

Mỹ có một chương trình nghị sự với Mexico, khác biệt so với Canada. Một số quan ngại cho rằng các chuỗi cung ứng sẽ bị gián đoạn và thỏa thuận 3 bên vốn đã được ký kết trong thời gian dài, sẽ bị tách thành 2 thỏa thuận riêng biệt? Quan điểm của Canada về vấn đề trên?

NAFTA là một thỏa thuận 3 bên ba, nên mọi cuộc đàm phán đều phải trên nền tảng cả ba nước. Vì vậy, tôi nghĩ cần phải thừa nhận những lợi ích mà thương mại đã mang lại và tầm quan trọng của thương mại trong khu vực Bắc Mỹ như việc làm cho tầng lớp trung lưu, sự phát triển trong mối quan hệ 3 bên. Như bạn đã biết, có nhiều chuỗi cung ứng được liên kết chặt chẽ với nhau. Một số hàng hóa tiêu dùng di chuyển qua biên giới từ 5 đến 6 lần trước khi chúng được trưng bày tại các cửa hàng. Cách tôi giải thích dựa trên sự thừa nhận của tổng thống Donald Trump – một mối quan hệ thương mại cả về bề rộng lẫn chiều sâu.

Trong suốt các cuộc đàm phán TPP, dường như đã phân chia rõ ranh giới giữa Trung Quốc và Mỹ. Ông nghĩ như thế nào về việc một TPP với sự tham gia của Trung Quốc, đổi lại các tiêu chuẩn sẽ hạ thấp hơn so với các tiêu chuẩn hiện hành?

Nhìn từ quan điểm của Canada, sau chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc và hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo, chúng tôi nhất trí tham gia vào các cuộc thảo luận tìm hiểu liệu có nên có một thỏa thuận với Trung Quốc hay không. Tôi gọi đó là bước khởi đầu cần thiết – nghiên cứu tính khả thi để tìm hiểu các ngành và lĩnh vực phù hợp. Các quan chức đã có một cuộc họp đầu tiên. Chúng tôi đã tiến hành các cuộc tham vấn lấy ý kiến cộng đồng khoảng một tuần trước, bởi vì chúng tôi muốn tham gia vào xã hội dân sự. Chúng tôi muốn lắng nghe ý kiến của người dân về những cơ hội và thách thức mà họ nhận thức.

Vì thế, Canada vẫn sẽ tiếp tục dõi theo Trung Quốc. Chúng tôi đang tiến hành từng bước. Hội nghị thảo luận vào ngày 15/3 nhằm thúc đẩy các quốc gia tăng cường tự do thương mại trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chúng ta cần tạo ra thương mại thật sự cho người dân. Nhìn từ góc độ này, nếu chúng ta đặt lợi ích người dân là ưu tiên trên hết, điều này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, tham gia vào khu vực này một cách chủ động và tích cực. Canada sẽ tiếp tục hướng về phía trước và trở thành trung tâm của các cuộc thảo luận.

Nguồn: politico.com

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199