Đề xuất giải pháp tiếp tục cải thiện xếp hạng GCI của Việt NamPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến về việc cải thiện xếp hạng của Việt Nam trong Báo cáo chỉ số an toàn thông tin toàn cầu (GCI) của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU).

Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động đẩy mạnh triển khai công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo các nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 7/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ cần thiết để tiếp tục cải thiện xếp hạng chỉ số GCI của Việt Nam theo đánh giá của ITU, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.

* Tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 7/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ,  Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức tín dụng, tài chính Nhà nước khác chỉ định, kiện toàn đầu mối đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin mạng để làm tốt công tác tham mưu, tổ chức thực thi và kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh mạng; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên trách về an toàn, an ninh mạng của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong giám sát, chia sẻ thông tin, kiểm tra, đánh giá an toàn, an ninh mạng.

Đối với công tác giám sát, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng, bảo vệ hệ thống thông tin thuộc quyền quản lý, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải tự thực hiện giám sát, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng, bảo vệ hệ thống thông tin thuộc quyền quản lý hoặc lựa chọn tổ chức, doanh nghiệp có đủ năng lực để thực hiện; thông báo thông tin đầu mối thực hiện giám sát, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng về Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp trước ngày 31 tháng 12 năm 2019 và khi có sự thay đổi về thông tin đầu mối; kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Đối với công tác kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin thuộc quyền quản lý phải lựa chọn tổ chức, doanh nghiệp độc lập với tổ chức, doanh nghiệp giám sát, bảo vệ để định kỳ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên thuộc quyền quản lý hoặc kiểm tra, đánh giá đột xuất khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Còn đối với các hệ thống thông tin cấp độ 3 và cấp độ 4, định kỳ hàng năm thực hiện kiểm tra, đánh giá và báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 14 tháng 12 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đối với hệ thống thông tin quan trọng quốc gia (cấp độ 5), định kỳ 06 tháng một lần thực hiện kiểm tra, đánh giá và báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 14 tháng 6 và ngày 14 tháng 12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

  Thúc đẩy ứng dụng CNTT ngành tài nguyên và môi trườngTriển khai Chính phủ điện tử, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử, qua đó 99% văn bản của Bộ và các đơn vị trực thuộc phát hành trong nội bộ đã thực hiện điện tử ký số. Đến nay, Bộ đã hoàn thành triển khai Cổng Dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống thông tin một cửa điện tử; bảo đảm sẵn sàng kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường đã xây dựng và cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường – phiên bản 2.0.

Đồng thời, Cục đang hoàn thiện Đề án cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường kết nối liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các địa phương, các bộ, ngành; cập nhật thường xuyên, chia sẻ dữ liệu quốc gia về đất đai, quan trắc tài nguyên và môi trường, nguồn thải…

Tại hội nghị, ông Trần Quý Kiên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá cao những nỗ lực của ngành trong ứng dụng CNTT, làm nền tảng cơ sở như triển khai xây dựng và đưa vào vận hành một số cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường ở Trung ương và địa phương; cung cấp dịch vụ công trực tuyến, một cửa điện tử… Tuy nhiên, vẫn còn thiếu quy định pháp lý cho việc kết nối, liên thông, chia sẻ sử dụng dữ liệu. Việc xây dựng các cơ sở dữ liệu còn chậm, không được sử dụng, cập nhật; tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn rất thấp…

Do đó, cần phải kiên quyết thay đổi phương thức làm việc từ giấy tờ, thủ công sang môi trường điện tử; phân tích xử lý thông tin – dữ liệu để đạt được mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến cho cá nhân, tổ chức được thuận tiện mọi lúc mọi nơi mà Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường phải là tiên phong thực hiện.

Thứ trưởng đề nghị ngành tài nguyên và môi trường tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai trong ứng dụng CNTT, xây dựng vận hành Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường; kiến trúc hệ thống thông tin, quy định kỹ thuật, quy định cung cấp, chia sẻ, sử dụng thông tin, dữ liệu; triển khai, xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu mang tính nền tảng của ngành phục vụ quản lý điều hành, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Quốc phòng bảo đảm an toàn, an ninh thông tin dữ liệu toàn ngành, đặc biệt là những cơ sở dữ liệu phân định, hoạch định biên giới, biển và hải đảo.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109