Trung ương và địa phương đồng bộ trong hành động thực hiện Net ZeroÝ kiến này được đông đảo các đại biểu tán đồng tại chức Hội thảo “Thúc đẩy mục tiêu “Net Zero” trong Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các tỉnh khu vực Tây Nguyên”, vừa được Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu phối hợp cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) tổ chức.BĐKH làm thay đổi sinh kế của người dân

Tây Nguyên là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Theo kết quả nghiên cứu, BĐKH làm cho nhiệt độ trung bình tại nơi đây tăng 0,10 độ C mỗi thập kỷ. Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cũng có xu hướng tăng theo hướng tăng cao về ban ngày, hạ thấp về ban đêm.

Bên cạnh đó, những năm gần đây, mùa mưa ở Tây Nguyên đến sớm hơn với lượng mưa nhiều hơn và cường độ lớn. Kết hợp với đó là hoạt động và ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới có những diễn biến bất thường. Các hiện tượng thời tiết cực đoan đã liên tục xuất hiện. Thường xuyên xảy ra lũ lụt, lũ quét vào mùa mưa; hạn hán, nắng nóng vào mùa khô; dông, lốc xoáy, mưa đá xuất hiện ngày càng nhiều và bất thường hơn.

Theo TS. Phạm Thanh Long, Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, tác động của BĐKH đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng, đời sống sinh kế của người dân Tây Nguyên. Trong đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã làm thay đổi đa dạng sinh học, tài nguyên nước,  tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp…khiến cho đời sống của người dân và đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng khó khăn.

Trước tình trạng thực tế trên, để tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH cho các tỉnh Tây Nguyên, đồng thời thúc đẩy quá trình thực hiện mục tiêu Net Zero (phát thải ròng bằng 0) cần có sự đồng bộ giữa chính sách Trung ương và hành động thực tiễn tại các địa phương.

Theo đó, TS. Phạm Thanh Long cho rằng, chính sách quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn tới cần tập trung rà soát, thống nhất các mục tiêu và xây dựng hệ thống báo cáo, đánh giá và giám sát chung; Xác định, xác định lại các hành động chính sách ưu tiên đề hài hòa giữa mục tiêu ứng phó với BĐKH, phát triển kinh tế và ổn định xã hội để đạt các mục tiêu về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (giảm 9%, phát thải ròng bằng không) và lộ trình thực hiện phù hợp; Xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút phù hợp để huy động sự tham gia của doanh nghiệp trong đầu tư ứng phó với BĐKH, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân.

Hơn nữa, BĐKH là vấn đề liên ngành, liên lĩnh vực nên việc thực hiện các hành động ứng phó cần có sự tham gia của nhiều bên cần thiết lập cơ chế điều phối, hợp tác giữa trung ương và địa phương; giữa lĩnh vực và lĩnh vực; Tính toán, xác định đồng lợi ích của các hành động ứng phó với BĐKH trên cùng phạm vi quốc gia, tỉnh/thành phố hay tại 1 cộng đồng cụ thể để xác lập lợi ích mà hành động khí hậu mang lại về kinh tế, xã hội và môi trường, làm cơ sở cho việc chung tay cùng hành động; Tổ chức nhóm làm việc liên ngành cấp địa phương để kết nối và chia sẻ thông tin nhằm đề xuất, thực hiện và giám sát các hành động khí hậu.

Ở cấp mỗi cấp tỉnh, thành phố cần ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của địa phương. Trong kế hoạch này, cần xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn. Điển hình như tại tỉnh Gia Lai, từ năm 2020, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Theo ông Nguyễn Văn Huấn, Đài KTTV khu vực Tây Nguyên, để thực hiện những cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26; Thúc mục tiêu về Net Zero, thời gian tới, tinh Gia Lai sẽ tập trung vào giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng như: Lựa chọn mô hình canh tác ứng phó bền vững với BĐKH tại địa phương; Sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học trong nông nghiệp; Thí điểm và nhân rộng các mô hình thu gom, xử lý và tái sử dụng chất thải trong nông nghiệp giảm ô nhiễm môi trường và giảm phát thải khí nhà kính; Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, phòng, chống cháy rừng hiệu quả; Xây dựng hồ sinh học kỵ khí tại các khu, cụm công nghiệp, xây dựng thí điểm kênh Oxy hóa tuần hoàn…

Đồng thời, tập trung vào giải pháp giảm phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực nông nghiệp như: Nghiên cứu sử dụng phân bón cho trồng trọt, thức ăn chăn nuôi một các phù hợp, hạn chế tối đa dư thừa; Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật hợp lý, theo hướng dẫn; Thay đổi phương thức canh tác Cây công nghiệp, hoa màu, lúa …cải tiến IRI, là những giải pháp hạn chế phát thải KNK của lĩnh vực; Tận dụng nguồn chất thải trong nông nghiệp (phân, phụ phẩm nông nghiệp…) cho việc sản xuất năng lượng (hầm Biogas), phân bón hữu cơ; Nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp xanh…

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100