Năm 2030: 90% dân số được phổ biến kiến thức phòng chống thiên taiĐể thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình Nghị sự 2030, Việt Nam xác định tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, năng lực và thể chế trong cảnh báo sớm, ứng phó với BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, 80% dân số được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Năm 2030, tỷ lệ này là 90%.

Trong thời gian qua, nhiều hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về BĐKH cho cán bộ, cộng đồng và người dân được thực hiện với nhiều hình thức phong phú.

Chúng ta đã lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục về BĐKH và ứng phó với BĐKH vào các môn học chính khóa của cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng.

Các Bộ, ngành, địa phương, đã tổ chức phổ biến Luật Phòng chống thiên tai  và các văn bản dưới Luật cho 44 lớp với 1.320 cán bộ cấp xã làm công tác phòng chống thiên tai. Công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, huy động nguồn lực, sự tham gia của toàn xã hội đối với phòng chống thiên tai đã được triển khai mạnh mẽ trong thời gian qua như Tuần lễ Quốc gia về phòng chống thiên tai; hoạt động “Nhìn lại 20 năm lũ lớn miền Trung (1999 – 2019)”; Phát động Giải báo chí toàn quốc về phòng chống thiên tai; Kỷ niệm 73 năm ngày truyền thống phòng chống thiên tai Việt Nam; Lễ phát động “Chiến dịch phòng ngừa rủi ro thiên tai liên quan đến nước cho trẻ em, học sinh mùa mưa lũ”; xây dựng các clip ngắn, các tài liệu hướng dẫn người dân phòng chống thiên tai và xây dựng chuyên mục cộng đồng với thiên tai.

Bên cạnh đó, mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia đã được đầu tư tăng cường về mật độ trạm quan trắc, cơ sở vật chất, trang thiết bị quan trắc tự động, hiện đại phục vụ công tác dự báo. Đến nay, Việt Nam đã có 187 trạm khí tượng bề mặt, 242 trạm thủy văn, 20 trạm hải văn, 10 trạm radar thời tiết, 6 trạm thám không vô tuyến, 8 trạm pilot, 782 trạm đo mưa độc lập được đầu tư trang thiết bị và công nghệ hiện đại, tiệm cận với công nghệ tiên tiến thế giới. Nhờ đó, các bản tin dự báo, cảnh báo đã đạt được mức độ tin cậy như các nước tiên tiến trong khu vực, đã phục vụ tốt cho công tác dự báo, cảnh báo thiên tai.

Đặc biệt, việc dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão, mưa, lũ lớn vốn là những loại hình thời tiết rất nguy hiểm, tác động và gây thiệt hại trên diện rộng về cơ bản đáp ứng được những nhu cầu của công tác phòng chống thiên tai, góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Độ tin cậy (hoặc sai số dự báo) trong bản tin dự báo bão (vị trí và cường độ bão) của Việt Nam đã dần tiệm cận với trình độ dự báo của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Do đó, đã góp phần giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của do thiên tai.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100