Các nhà lập pháp Mỹ đang tìm cách loại bỏ chương trình thanh tra cá da trơn - chương trình vốn bị chỉ trích là lãng phí tiền thuế của người dân, bằng cách xây dựngdự luật về quyền xúc tiến thương mại (TPA). Dự luật nàyđược thiết lập nhằm hỗ trợ cho việc đàm phán các hiệp định thương mại trong tương lai và hiện đang được đặc biệt quan tâm vì chính quyền Obama đang đàm phán hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với một số nước châu Á.

Các thượng nghị sĩ John McCain, R-Ariz, và Jeanne Shaheenđang đẩy mạnh việc sửa đổi dự luật này nhằm bãi bỏ chương trình thanh tra cá da trơn – chương trình được giới thiệu lần đầu tiên trong Đạo luật Nông nghiệp 2008, và sau đó được nhắc lại lần nữa trong Đạo luật Nông nghiệp 2014. Theo chương trình này, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) có trách nhiệm kiểm tra cá da trơn, sau đó chuyển kết quả sang Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Theo ông McCain, mục đích thực sự của chương trình trên là làm tăng chi phí của hàng xuất khẩu Việt và loại hàng Việt ra khỏi thị trường Mỹ. Đây là một rào cản thương mại không chính thức để chặn cá da trơn nhập khẩu vào thị trường Mỹ, cũng như bảo vệ các nhà sản xuất cá da trơn nội địa tại các tiểu bang như Mississippi. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng sẽ xem nó là một rào cản thương mại.

Thượng nghị sĩ John McCain McCain cũng lưu ý rằng tuy chương trình chưa chính thức bắt đầu, nhưng chi phí ban đầu 20 triệu USD (17,9 triệu EUR) dành cho chương trình đã được thông qua, gây ra sự giận dữ của nhiều quan chức cũng như các tổ chức giám sát thuế. Ngay cả Văn phòng Kiểm toán Chính phủ, cũng xem chương trình là một sự lãng phí. Sửa đổi luật thương mại hiện nay để loại bỏ chương trình này sẽ ngăn ngừa được sự lãng phí. Thượng nghị sĩ Shaheen cũng xem chương trình là “lãng phí và chồng chéo”, và bà thúc giục Thượng viện bãi bỏ chương trình trước khi nó chính thức bắt đầu.