Một đoàn thám hiểm dẫn đầu bởi nhà khảo cổ học người Ôxtrâylia Damien Evans đã khám phá ra Mahendraparvata, một thành phố bị chôn vùi với niên đại 1.200 năm nằm trong một khu rừng ở Campuchia. Địa điểm phát hiện ra Mahendraparvata cũng khá gần đền Angkor Wat nổi tiếng. Suốt hàng nghìn năm, di tích này nằm im lìm trong rừng cây và chỉ đến khi người ta sử dụng một công nghệ với tên gọi Lidar thì nó mới lộ diện.

Công nghệ trên vốn được dùng để vẽ bản đồ địa hình từ trên không bằng tia laser. Các nhà khảo cổ đã sử dụng nó để quét qua 37 nghìn hecta để rồi phát hiện ra nhiều đền đài được nối với nhau bằng một hệ thống đường xá mà nhìn từ vệ tinh hay đi địa sát thì không thấy gì.

Theo giải thích của Cơ quan khí tượng thủy văn Mỹ, Lidar có thể phát ra tối đa 200.000 xung laser trong mỗi giây. Một bộ lidar cơ bản bao gồm một máy phát laser, một máy scan, một bộ thu nhận GPS được tùy biến. Máy bay và trực thăng là hai loại phương tiện có thể dùng lidar để quét một diện tích rộng. Ứng dụng lidar vào ngành khảo cổ học chỉ mới bắt đầu được chú ý từ năm 2010 khi cặp vợ chồng khảo cổ Arlen/Diane Chase (đến từ Đại học Trung tâm Florida) sử dụng nó để nghiên cứu tàn tích của Caracol, một hành phố cổ của người Maya. Nhờ có lidar mà trong vòng 10 tiếng đồng hồ, ông bà Chase đã thu được nhiều dữ liệu địa hình hơn so với việc khám phá khu rừng trong vòng 3 thập kỉ. Từ năm 1983 đến năm 2000, các nhà khảo cỗ vẽ được bản đồ của khoảng 2 nghìn hecta đất. Trong khi đó, với sự giúp đỡ của Lidar, Chase đã vẽ xong bản đồ của 20 nghìn hecta.

Thế nhưng lidar không chỉ có tiềm năng phát hiện ra những tòa nhà cỡ lớn. Nó còn có thể cung cấp manh mối về quy hoạch của cả một đô thị bằng cách khám phá những khu chợ, đấu trường, quảng trường cũng như những không gian mở khác. Giới khảo cổ đang rất quan tâm đến tiềm năng to lớn của lidar, tuy nhiên có một vài trở ngại đang ngăn cản việc áp dụng rộng rãi công nghệ này, đó là chi phí đầu tư còn lớn.

(Theo vista.vn)