Các công ty hóa chất lớn đang chờ đợi các thỏa thuận thương mại quốc tế để hiện diện nhiều hơn ở các quốc gia khác.

Bất chấp sự phản đối lớn đối với sản phẩm biến đổi gen (GMOs), hiện chỉ có 3 quốc gia hoàn toàn nói “Không” với GMO. Theo Trung tâm An toàn Thực phẩm Mỹ (CFS), Zambia, Benin và Serbi là 3 nước có lệnh cấm nhập khẩu chính thức đối với thực phẩm biến đổi gen.

Một báo cáo của CFS cho biết chỉ một số ít các quốc gia có quy định bắt buộc dán nhãn GMO đối với hầu hết các sản phẩm. Tuy nhiên, quy định dán nhãn vẫn chừa khoảng trống để một lượng nhỏ sản phẩm có hàm lượng biến đổi gen thấp chen chân vào thị trường.

Tại các nước như Greenland, Nga, Kazakhstan, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và hầu hết các nước Tây Âu, hàm lượng biến đổi gen được chấp nhận ở ngưỡng từ 0,9 đến 1%.

Một số nước khác như Brazil, Trung Quốc, Ukraine, Indonesia, Sri Lanka, Nam Phi và Kenya bắt buộc dán nhãn GMO nhưng cho phép hàm lượng GMO cao hơn. Theo đó, tỷ lệ GMO có thể cao hơn 1% và không xác định ngưỡng tối đa.

Nhóm tiếp theo bao gồm các quốc gia có quy định bắt buộc dán nhãn GMO đối với một số mặt hàng thực phẩm nhưng cũng bao gồm nhiều trường hợp ngoại lệ và không xác dịnh ngưỡng GMO. Các nước nằm trong nhóm này bao gồm Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Tunisia, Cameroon, Ethiopia, Bolivia, Peru và Mali. Các quốc gia này cũng được xem là những nước thực hiện các quy định bắt buộc về GMO một cách mơ hồ cũng như không có các điều khoản thực thi chính sách mà chính phủ của họ đã đưa ra.

Phần lớn các quốc gia ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latin vẫn chưa thiết lập các điều luật để kiểm soát việc canh tác và nhập khẩu sản phẩm GMO. Nhóm này bao gồm Colombia, Ecuador, Panama, Argentina, Costa Rica, Hoa Kỳ, Canada, Iran, Afghanistan, Pakistan, Iraq, Yemen, Chile, Uruguay, Paraguay, Cuba, Jamaica và nhiều quốc gia khác.

Ngoài việc không xây dựng luật riêng đối với sản phẩm GMO, các nước nói trên đi theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Mỹ – nơi các cơ sở khoa học chịu tác động lớn bởi các công ty hóa chất như Monsanto, Cargill, Dow Chemical, Syngenta…

Nhóm cuối cùng là những quốc gia thậm chí không có quy định về việc dán nhãn sản phẩm có chứa thành phần GMO và do đó người tiêu dùng không thể biết chính xác họ đang sử dụng loại thực thẩm gì. Trên thực tế, ở những nước này người tiêu dùng đã ăn thực phẩm biến đổi gen trong nhiều thập kỷ qua.

Ngoại trừ 3 nước cấm hoàn toàn đối với sản phẩm GMO, hầu hết các quốc gia không chỉ bị ảnh hưởng bởi GMO mà còn bởi môt lượng lớn thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ được sử dụng trong canh tác các loại giống biến đổi gen trên hầu khắp các vùng đất của họ.

Hầu hết các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp đều chứa glyphosate, một sản phẩm của công ty hóa chất Monsanto mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra có mối liên hệ với bệnh ung thư.

Các công ty hóa chất lớn trông chờ vào các thỏa thuận thương mại quốc tế

Với sự nổi lên gân đây về việc chống lại các sản phẩm GMO và thiếu nhãn mác, ác tập đoàn hóa chất lớn đã và đang theo đuổi những nguyên tắc của riêng mình thông qua các hiệp định thượng mại được đàm phán và thông qua trong vòng bí mật.

Một vài thắng lợi nhỏ ở cấp địa phượng đã buộc Monsanto, Dow, Syngenta và các công ty hóa chất khác đề xuất ra những quy định mới đối với hoạt động canh tác và dán nhãn sản phẩm GMO.

Nỗ lực mới nhất là tác động thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – tương tự như những sáng kiến đã được chuyển đến Quốc hội Mỹ xung quanh Hiệp định giữa EU và Bắc Mỹ nhằm thay đổi cách ứng xử đối với thực phẩm GMO ở cấp độ quốc gia.

Các nhà lập pháp đứng về phía các công ty hóa chất không chỉ cố gắng để thông qua những cơ sở pháp lý có lợi cho các công ty này đồng thời sẽ chấp thuận cho cơ chế đàm phán nhanh. Australia, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam là một trong số trong những quốc gia sẽ phản đối mạnh mẽ nhất đối với bất kỳ lệnh cấm nào nhằm giới hạn sản phẩm GMOs.

Việc thông qua TPP sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến khoảng 800 đến 1,5 tỷ người nơi mà những đại diện cho họ không chỉ không đọc nội dung của thỏa thuận mà còn từ chối lắng nghe người dân của mình về việc phản đối GMOs.

Việc chấp thuận hay phản đối trong TPP có thể là cuộc chiến cam go nhất trong nỗ lực vì an toàn thực phẩm. Có vẻ như kết quả của các cuộc đàm phán sẽ định hướng lại chính sách của nhiều nước vốn chưa đưa ra các quy định cụ thể đối với sản phẩm GMOs.