SAC, thành viên ISO đến từ Trung Quốc, đã gửi đề xuất tới ISO với mục tiêu như sau:

“Tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thuật ngữ, công nghệ, vật liệu, thiết bị phục vụ giám sát, đánh giá, bảo tồn và phục hồi di sản văn hóa. (loại trừ: ISO/TC 36, Quay phim, ISO/TC 42, Nhiếp ảnh, ISO/TC 46, Thông tin và tài liệu). Lưu ý: Giới hạn ở di sản văn hóa vật thể. Nếu xác định được sự chồng chéo hoặc có khả năng chồng chéo với các TC/SC khác, thì nên tìm cách phối hợp với các TC/SC có liên quan bằng cách liên hệ hoặc làm việc với các nhóm công tác.”

Theo đề xuất này, Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững (SDGs) nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường nỗ lực để bảo vệ các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Để đạt được mục tiêu đó, tiêu chuẩn hóa đóng vai trò “như một công cụ quan trọng để nâng cao hiệu quả của các nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa”.

Đề xuất này khẳng định việc thành lập TC về bảo tồn di sản văn hóa sẽ có một số đóng góp cho việc bảo tồn di sản văn hóa, bao gồm thúc đẩy sự đồng thuận về bảo tồn di sản văn hóa; nâng cao mức độ bảo tồn di sản văn hóa; tạo ra một nền tảng trao đổi về bảo tồn di sản văn hóa; và thúc đẩy nghiên cứu về nguồn gốc và sự phát triển của tiêu chuẩn hóa.

Trần Lan Hương